Nghiên cứu

Kim cương xanh lục nhiễm phóng xạ

Một viên kim cương khi tiếp xúc với muối phóng xạ trong một thời gian dài sẽ tạo thành kim cương có màu xanh lục.

Hình 1: Viên kim cương xanh lục được xử lý bằng muối phóng xạ. Ảnh của Diego Sanchez

        Kim cương có màu xanh lục tự nhiên cực kỳ hiếm có, do đó đã tạo ra nhu cầu về kim cương xanh lục nhân tạo từ việc chiếu xạ. Gần đây, có một viên kim cương xanh lục 2,42 ct được tác giả chỉ ra là có dấu hiệu của việc xử lý bức xạ bằng cách sử dụng muối phóng xạ (hình 1).

Hình 2: Một đốm màu xanh lục xuất hiện trên mặt bàn của viên kim cương xanh lục được xử lý bằng muối phóng xạ. Chụp ảnh bởi Nathan Renfro; tầm nhìn 4,70 mm.

       Phân tích bằng kính hiển vi cho thấy các vệt bức xạ nông và lốm đốm màu xanh lá cây xuất hiện phần lớn trên viên đá, đó là nguyên nhân tạo ra màu xanh lục của đá (hình 2). Những vết được cho bởi phóng xạ hình thành này được tạo ra bằng cách cho một viên kim cương đã cắt và đánh bóng tiếp xúc với muối phóng xạ trong một thời gian dài. Các vết bức xạ ánh sáng trơ với tia cực tím có thể dễ dàng nhìn thấy so với huỳnh quang màu xanh lam của viên kim cương được nhìn thấy trong DiamondView (hình 3).

Hình 3: Ánh sáng huỳnh quang màu xanh lam của viên kim cương này tạo ra sự tương phản mạnh mẽ với các vết bức xạ trơ, như được hiển thị bởi DiamondView. Hình ảnh của Michaele Stephan: tầm nhìn 8,265 mm.

Biến đổi bằng cách sử dụng muối phóng xạ (chẳng hạn như radium) không thường được sử dụng nữa, vì phương pháp này có thể tạo ra kim cương phóng xạ nguy hiểm. Ngày nay, hầu hết các viên kim cương được chiếu xạ nhân tạo đều được xử lý bằng chùm điện tử năng lượng thấp (Ghi chú Phòng thí nghiệm Spring 2013, trang 46-47). Khi được kiểm tra bằng máy đếm Geiger, viên đá này được phát hiện là có tính phóng xạ yếu.

Người dịch:

Tác giả: Michaela Stephan là chuyên gia đá quý nhân viên của GIA ở Carlsbad, California.

Nguồn: Gems & Gemology, Winter 2021, Vol. 57, No. 4